Phong tục tập quán
 

Kon Tum với tục con gái lên rừng đốn củi để bắt chồng


Sẽ là dấu ấn với những ai đã từng một lần được đặt chân đến ngôi làng Bun Tôn, xã Đắk Blô, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum. Với tục bó củi bắt chồng, sự rùng rợn, hãi hùng đến tột cùng khi bạn lạc vào khu rừng nghĩa địa đầy rẫy những chiếc quan tài nằm vắt vẻo chông chênh trên các thân cây.

kon tum voi tuc bat chong

Củi hứa hôn không thể thiếu trong đám cưới của người Giẻ - Chiêng ở Kon Tum

Sự kỳ lạ huyền bí với những tập tục, truyền thuyết của người bản địa… Tất cả sẽ tạo ra sự thích thú cho những ai ưa mạo hiểm hay muốn thử cảm giác mạnh.

1. Tục con gái lên rừng đốn củi để bắt chồng ở Kon Tum

Xã Đắk Blô xem phong thủy nằm nép mình giữa rừng đại ngàn Trường Sơn hùng vỹ, đây là địa bàn sinh sống của tộc người Giẻ Chiêng. Đắk Blô là xã nghèo nhất, xa nhất của tỉnh Kon Tum. Nơi đây quanh năm trời đất thâm u, mây mù phủ trắng xoá.

Con đường đi đến làng Bun Tôn ngoằn ngoèo khúc khuỷu, những đoạn đường đất uốn lượn nép mình bênh những dãy núi như những sợi chảo gai buộc vào thân cây. Dóc cao dựng đứng, bên là vách đá trập trùng, bên là vực thẳm sâu hun hút. Sau những trận mưa đầu mùa, con đường độc đạo dẫn đến làng ngập ngụa trong vũng bùn sình lầy. Những đoạn đường vắng tênh, hai bên là những cánh rừng già nguyên sinh, đâu đó văng vẳng tiếng chim kêu vượn hú khiến cho ai những ai dù “cứng vía” cũng cảm thấy lạnh người.

Làng Bun Tôn hiện ra trước mắt với hình ảnh của những ngôi nhà nhỏ của tộc người Giẻ Chiêng, đó là những ngôi nhà gỗ được chất đầy củi ngay ngắn ở ngay một bên phía cửa chính. Họ chất đầy củi để làm gì? Phòng mùa mưa bão không lên rẫy kiếm được củi đốt? “Không phải - Chất đầy củi là để làm vật “bắt chồng” cho con gái!”, Trưởng bản A Lết của làng Bun Tôn - Kon Tum cho biết.

Nhà A Lết nằm ngay đầu làng, sát cạnh bên con đường dẫn vào bản. Ở nhà A Lết, những bó củi được chất đầy, vuông vức, ngăn nắp, gọn gàng và rất đẹp. A Lết bảo: “Củi để bắt chồng đấy, nhà mình cũng đang dồn củi cho con gái “bắt chồng”, nó muốn xem tuổi vợ chồng và lấy được chồng phải cõng về cho nhà trai đủ 100 bó củi, không có củi là không lấy chồng được đâu”.

A Lết không biết tập tục lạ này có từ khi nào, chỉ biết từ xa xưa cha ông đã có rồi. Dù ngày xưa hay là bây giờ thì một khi trai gái đã yêu nhau, muốn đến được với nhau thì củi là một của hồi môn không thể thiếu được. A Lết cho biết: “Nhà gái dù đưa của cải vật chất là vàng chất đầy núi, tiền đựng đầy rương mà thiếu củi thì cũng không được”

Cũng theo lời A Lết, thông thường nhà gái phải cõng cho nhà trai 100 bó củi là đủ tiêu chuẩn. Từ 150 đến 200 bó thì thể hiện nhà gái giàu có và đông họ hàng. Theo tục lệ của bản, ngoài nhà trai nhận đủ 100 bó, họ hàng của nhà chồng nếu có mối quan hệ chính sẽ nhận được 10 bó, phụ thì chỉ có 5 thôi. “Nhà nghèo, không có điều kiện thì 50 bó là được. Chỉ những nhà mồ côi cả cha lẫn mẹ thì mới ưu ái không cần củi chỉ cần có rượu, thịt heo hoặc thịt gà là được”, A Lết nói thêm.

Để có đủ số củi làm của hồi môn, cô gái Giẻ sẽ được bố mẹ, anh em và họ hàng giúp đỡ bằng cách lên rừng kiếm củi về. Thứ gỗ được làm của hồi môn thường là gỗ dẻ, bởi cây dẻ ở đây tốt và nhiều. Để bày tỏ sự tôn trọng với phía nhà “song gia”, nhà trai cũng phụ thêm bằng cách lựa mua những cái mác, cái rìu sắc, bén rồi làm một mâm rượu thịt để mời họ hàng nhà cô gái được ăn no và có sức chặt gỗ to, đẹp, rút ngắn thời gian thách cưới.

Y Vàm, 17 tuổi, con gái út của A Lết sắp lấy chồng nên nhà A Lết cũng tất bật với việc kiếm củi làm của hồi môn cho con. Vì nhà có điều kiện nên gia đình A Lết sẽ chuẩn bị đủ 200 bó cho nhà trai. “Hiện tại, gia đình mình đã chuẩn bị được 120 bó củi rồi, thiếu 80 bó nữa là đủ, chỉ cần vài hôm nữa là nhà mình sẽ có đủ củi thôi mà”, A Lết nói.

Chỉ tay về phía đống củi được chất rất ngay ngắn, đẹp và gọn gàng ở phía góc nhà, A Lết cười tươi khoe rằng đám cưới cô con út sẽ rất lớn và vui vì chuẩn bị được nhiều củi. Cũng vì muốn đám cưới diễn ra được trọn vẹn, A Lết cũng đã chuẩn bị thêm 3 con heo to tròn để thết đãi nhà trai.

Đễ đáp lễ, cũng là bày tỏ lòng cảm kích với nhà giá đã lo của hồi môn đủ đầy như vậy, nhà trai cũng sẽ xem ngày tốt xấu và bỏ ra đúng số lương heo thịt như vậy thế để mời nhà gái và kèm theo đó là 5 triệu đồng tiền lễ. Sau khi đầy đủ các nghi thức, đám cưới của đôi trẻ người Giẻ Chiêng sẽ được diễn ra dưới ánh lửa bập bùng, rộn rã như ngày hội. Cả làng sẽ được mời chung vui, rượu cần được thoả sức uống, thịt heo sẽ được chia phần cho khách mời. Đám cưới của người Giẻ Chiêng rất đặc biệt, bởi nó ngoài gắn kết tình yêu của hai người, tình nghĩa của hai gia đình thì còn là nơi trai gái trong bản tìm mối hò hẹn. Và cứ như thế, củi vẫn sẽ là của hồi môn cho những đám cưới tiếp theo, giống như phong tục ngàn đời nay của Giẻ, Triêng truyền lại.

2. Huyền thoại về ngọn núi Núi Cơm

Người dân vùng cao hầu như nơi nào cũng có một khu rừng ma, đó là nơi linh thiêng bất khả xâm phạm, là nơi tồn tại của ma quỷ, là nghĩa địa chôn những người đã khuất. Người Giẻ Chiêng ở làng Bun Tôn cũng có môt khu rừng ma như vậy. Để đi đến khu rừng ma của người Bun Tôn phải băng qua ngọn núi cao sừng sững uy nghi nằm chênh vênh phía cuối làng, đó chính là Núi Cơm. Núi Cơm cao vút thẳng lên trời quanh năm mây mù bao phủ. Người dân bản Bun Tôn cho rằng, mây ở đỉnh Bun Tôn chưa bao giờ tan. Núi Cơm với người Giẻ Chiêng chính là biểu tượng của sự thịnh vượng ấm no.

Già làng Bun Tôn là A Say kể lại: “Xưa lâu lắm rồi, bản Bun Tôn này trù phú lắm, trâu đầy chuồng, ruộng nương đầy lúa, lúa ăn mãi không hết. Người người khi ấy ai cũng chăm chỉ đua nhau ra ruộng, ra rẫy để gặt lúa đem về. Có gia đình nọ cũng ra đồng, vì quá trưa họ bảo cô con gái về nhà nấu cơm. Mẹ cô gái bảo rằng, nấu nửa hạt gạo rồi đem vào rẫy cho bố mẹ ăn. Nửa hạt gạo khi ấy nấu ra nở to như cái nồi, 3 người ăn không biết đói, 5 người ăn một hạt gạo không hết. Cô gái băng suối, lội đèo về nhà.

Giữa đường gặp 1 con gián bò vào chân, giật bắn mình cô gái quên mất lời mẹ dặn. Quay lại hỏi mẹ, rồi thẳng đường gặp lại gián. Cô cứ hỏi mẹ lặp lại 3 - 4 lần như thế. Giận quá, mẹ cô gái bảo: “Mày thích nấu bao nhiều thì tùy”. Về nhà, cô gái bốc rất nhiều gạo cho vào nồi. Hạt gạo nấu lên nở ra, hạt này đến hạt khác, nở mãi nở mãi, chúng ùn ùn nở thành ngọn núi cao. Trời sợ ngọn núi chọc đến mình nên sai thần sét đánh gãy làm đôi. Cho rằng, con người lãng phí lương thực, trời đã hóa kiếp cho hạt gạo nhỏ dần, nhỏ dần, nấu chỉ nở ra một ít mà thôi!”

Người dân cho rằng, bây giờ phía dưới ngọn núi có ba hòn đá, đó chính là chứng tích của cái kiềng ba chân mà cô gái dùng để nấu hạt gạo. Cũng vì vậy, người dân gọi ngọn núi này là núi Cơm. Đồi Núi Cơm là ngọn núi cao nhất tại Đak Blô. Hễ mỗi khi mất mùa, bà con dân bản lại đứng dưới chân đồi Núi Cơm cầu xin Zàng (ông Trời) cho được mùa, như vậy làng năm ấy sẽ được nhiều lúa gạo. Chính vì lí do này mà từ trăm năm qua, Núi Cơm vẫn được xem là biểu tượng sự ấm no, sung túc.

3. Khu rừng ma huyền bí

Vượt qua Núi Cơm, đi vào khu rừng ma với sự dẫn đường của đồng chí A Cường - Cán bộ kiểm lâm trạm Đak Blô. Cơn mưa rừng cũng dừng hẳn sau một tiếng đồ hồ trút nước ào ào xuống bản làng. A Cường dặn dò: “Vào đó, vắt nhiều vô kể. Trời này mà vào đó thì các anh sẽ chết vì bị chúng hút hết máu thôi”.

Trước khi mực sở thị khu rừng ma, già làng A Say đã nói qua về khu rừng này, nơi đây là bất khả xâm phạm mà người Giẻ Chiêng ở đây không ai dám vào, đó là nơi chứa quan tài treo người chết. Khi người Giẻ Chiêng chết, theo phong tục người giàu sẽ chuẩn bị hậu sự cho thân nhân mình bằng quan tài được làm bằng nhôm hoặc các loại cây gổ quý như trắc, dổi…

Nhà nghèo thì quan tài làm bằng gỗ thường, ít quý hơn. Tại khu rừng ma này, cây cối um tùm, rậm rạp, thâm u. Anh A Cường lý giải: “Vì đó là khu rừng ma nên không có ai dám vào chặt phá. Bởi theo người Giẻ Chiêng nói thì nếu cố ý hoặc đi lạc vào đó thì sẽ bị con ma rừng bắt phải chết”. Cũng vì tâm lý sợ hãi này nên những người dân bản địa hoàn toàn không dám vào đó, chỉ những cán bộ kiểm lâm làm nhiệm vụ tuần tra mới đi vào được.

A Niên, một người dân bản địa gặp trên đường dẫn đến khu rừng ma cho biết: “Dân bản chưa có ai vào đó cả. Qua cầu treo thì sẽ đến rừng ma. Các anh muốn vào phải đi sâu hơn nữa, nhưng mà thần rừng không cho các anh vào đâu, thần rừng sẽ đổ mưa để cản chân những ai vào khu rừng”.

Qua cầu treo, khu rừng ma dần hiện ra. Đây là một khu rừng già âm u, hoang vắng đến lạnh người. Cảm giác rờn rợn lẫn hồi hộp với những ai lần đầu đặt chân đến khám phá. Mặt đất với những thảm lá mục mềm nhũn, xâm xấp nước như chực hút người đi xuống những vũng sình lầy. Đan xen giữa những lùm cây là những cỗ quan tài bằng gổ được thâng bằng những sợi dây gai và treo lên trên các cành cây. Đây chính là hình thức “táng treo” của người Giẻ lâu nay các đài báo thường nhắc đến.

Khu nghĩa địa thâm u, không khí ẩm ướt, vắt rừng vô số bu kín mít quần áo người đi vào. Càng vào sâu, càng đầy vắt, như vậy cũng dễ hiểu cho nguyên nhân người bản địa chẳng mấy ai dám vào rừng ma, bởi đó là nổi ám ảnh vắt nhiều như lá rụng.

Rời nhanh khỏi khu rừng ma bởi ám ảnh vắt rừng, A Cường, cán bộ kiểm lâm dẫn đường cho biết, khoảng mười năm trở lại đây, hình thức “táng treo” của người Giẻ Chiêng đã không còn. “Từ khi có bộ đội biên phòng và kiểm lâm lên tuyên truyền thì họ đã chuyển sang mai táng người chết bằng cách chôn dưới đất. Không táng treo trong rừng ma nữa!”.

Rời khỏi làng Bun Tôn khi bóng đêm buông xuống, để lại đằng sau lưng là những câu chuyện, những tập tục, sự tích huyền bí khu rừng già Đắk Blô trong lời kể của già lang A Say đang còn dang dở. Ấn tượng đọng lại là một cảm giác rất đặc biệt, sự rùng rợn xen lẫn cảm giác lâng lâng kỳ thú.

Khu rừng thiêng bất khả xâm phạm ở Quảng Nam

Phong tục lạ - Thị trấn chỉ cưới hỏi 2 ngày trong tháng

Những phong tục cưới hỏi kì lạ nhất Việt Nam

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC