Phong tục tập quán
 

Lễ hội đặc sắc diễn ra trong tháng 9 dương lịch (tháng 8 âm lịch)


Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Lịch Vạn Sự xin giới thiệu với bạn đọc : "Các lễ hội văn hóa đặc sắc diễn ra tháng 9 dương lịch - Tháng 8 âm lịch".

1. Lễ hội Khèn Mông

Từ ngày 31/8 đến 2/9, lần đầu tiên lễ hội Khèn Mông toàn huyện Đồng Văn được tổ chức và sẽ được duy trì hàng năm chào mừng Ngày Quốc khánh. Lễ hội còn tổ chức Hội chợ thương mại tại Sân vận động huyện Đồng Văn với quy mô trên 150 gian hàng của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó là một số hoạt động như: Thi múa khèn, thi đẩy gậy, đập bóng, đánh sảng, hát ống và đánh yến.

2. Lễ Quốc khánh

Quốc khánh 2/9 là ngày lễ trọng đại của cả đất nước. Trên khắp các con phố Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước đều tràn ngập trong sắc đỏ của cờ hoa, băng rôn và biểu ngữ.

Xem ngay tot xau trên Lịch Vạn Sự.

3. Hội Lăng Lê Văn Duyệt

Hàng năm vào ngày 5/9 (tức 1/8 âm lịch), tại lăng Ông Bà Chiều, quận Bình Thạnh, TP HCM diễn ra lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt thu hút hàng chục nghìn người tham dự, trong số đó có khoảng 50% là du khách người Hoa. Xét riêng phương diện các lễ hội tưởng niệm các nhân vật lịch sử, thì đây là lễ hội lớn nhất ở đất Gia Ðịnh xưa và nay.

4. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

boi tinh yeu
Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng. 

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, diễn ra vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Năm 2013 là năm thứ 24 quận Đồ Sơn khôi phục Lễ hội chọi trâu nổi tiếng này. 16 trâu chiến thắng trong vòng loại sẽ có mặt tại vòng chung kết diễn ra vào ngày 13/9 tới.

5. Hội Nghinh Ông Cần Giờ

12 cung hoang dao
Lễ hội nghinh Ông.

Lễ hội nghinh Ông tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ diễn ra vào dịp rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, kéo dài từ ngày 14/8 đến 17/8 âm lịch, là một trong những lễ hội thờ cúng cá Ông (cá voi) lớn nhất Nam bộ. Năm nay lễ hội sẽ diễn ra từ 18 đến 21/9.

6. Tết trung thu

Nguồn gốc, Phong tục và Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Văn khấn cúng Tết Trung Thu (Rằm Tháng Tám)

Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Tại Việt Nam, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Vào ngày này, người ta bày cỗ, trông trăng và thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo. Ở một số nơi còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng trong khi trẻ em rước đèn lồng, đèn kéo quân…

7. Hội Yến Diêu Trì Cung

xem boi

Hội Yến Diêu Trì diễn ra tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Hội Yến Diêu Trì Cung một lễ hội quan trọng theo Thể Pháp và Bí Pháp của Đạo Cao Đài. Ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm lễ Hội Yến được tổ chức tại Tòa Thánh Tây Ninh. Thời gian này khách thập phương và người có trách nhiệm chuẩn bị lễ hòa quyện nhau tạo ra khung cảnh thân mật và nhộn nhịp trước Báo Ân Từ và Nội Ô Tòa Thánh.

8. Hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (19 – 24/9)

Đã thành thông lệ, ngày 15 - 20/8 âm lịch hàng năm, Hải Dương lại long trọng tổ chức lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc. Đây là lễ hội truyền thống thu hút du khách của cả một vùng, không chỉ trong tỉnh Hải Dương mà còn nhiều tỉnh, thành lân cận. Lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm như một nét văn hóa đặc trưng của đất và người Hải Dương.

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) diễn ra từ 15 -20/8 Âl, có quy mô cấp quốc gia, tưởng nhớ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Lễ hội có nhiều nghi lễ đặc sắc: Lễ cáo yết, rước văn múa lân, múa rồng, lễ khai ấn đền Kiếp Bạc, lễ hội quân trên sông Lục Đầu tưởng nhớ chiến công…

9. Lễ hội Lam Kinh - Thanh Hóa

Hằng năm cứ vào ngày 22/8 âm lịch, lễ hội Lam Kinh lại diễn ra tại khu di tích Lam Kinh thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Lễ hội Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) với phần Đại lễ được tổ chức vào 22/8 âm lịch (Âl) hằng năm với quy mô hoành tráng tưởng nhớ công ơn của vua Lê Thái Tổ. Phần lễ được thực hiện theo đúng nghi thức cổ truyền với lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ và kiệu Lê Lai. Sau khi chủ tế đọc chúc văn ca ngợi công lao to lớn của Lê Lợi và vương triều Lê là lễ dâng hương trang nghiêm.

Phần hội là các chương trình nghệ thuật tái diễn các sự kiện như: Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Vua Lê Thái Tổ đăng quang, phát huy hào khí Lam Sơn…

Trong các ngày diễn ra lễ hội còn có những trò chơi, trò diễn truyền thống của xứ Thanh như: trò Xuân Phả, trò Chiềng, dân ca Đông Anh, dân ca sông Mã, ném còn bắn nỏ; hội trại các làng văn hóa; trưng bày các hiện vật, cổ vật thời Lê…

10. Hội đền Đồng Bằng

Lễ hội được tổ chức tại xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ,Thái Bình, khai hội vào 20/8 Âl, tưởng nhớ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai.

Phần “lễ” có các nghi lễ tế thần, dâng hương, diễn lại tích xưa vua cha đi đánh giặc, phần “hội” khá sôi động với những trò chơi mang đậm tính dân gian như: hát văn, kéo co, bơi chải, chọi gà, cờ tướng... thu hút rất đông người dân tham gia. Về với lễ hội, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều đồ tế khí có giá trị, các bài vị từ thời Nguyễn, những công trình kiến trúc đồ gỗ độc đáo như: cuốn thư, hoành phi, câu đối, đại tự... từ thời Khải Định, Bảo Đại.

11. Lễ hội lăng Tứ kiệt

Lễ hội được tổ chức tại xã Thanh Hóa, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, diễn ra từ 15 – 16/8 Âl, tưởng nhớ 4 người anh hùng của quê hương Tiền Giang được gọi là tứ kiệt gồm các ông: Ngô Tấn Đước,Nguyễn Thanh Long, Trương Văn Rộng và Trần Công Thận. Các ông đã hy sinh dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống Pháp trên quê hương Tiền Giang đầu thế kỷ 19. Vào 2 ngày 15, 16 tháng 8 Âl hằng năm, dân địa phương tổ chức lễ viếng lăng rất trang nghiêm. Lễ tưởng niệm đã trở thành ngày hội thu hút đông đảo khách thập phương.

Ngoài ra còn các lễ hội như: , Hội thôn Cổ Tung, Hội đền Cổ Trạch, Hội đền Bảo Lộc, Hội đền Đông Cao, Hội đình Trực Chính, Hội Bất Nạo, Hội đền Nguyễn Trãi, Hội đền Hữu Vĩnh, Hội Mai Viên, Hội Tát Giang (Hội hát đúm đêm trên sông), Hội đền Phú Xá, Hội đình Hạ, Hội đánh pháo đất, Hội Yên Cư, Hội Tứ Kiệt, Hội chùa ông Bổn, Hội làng Phú Xá, Hội bơi trải Vĩnh Tuy, Hội Bích Câu Đạo Quán, Hội đền Tép, Hội đền Gạo...

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC