Phong tục tập quán
 

Ngôi làng nổi tiếng xứ Đoài suốt 1000 năm đi dựng nhà cổ


Làng Hương Ngải (xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội) không chỉ được biết đến với truyền thống khoa bảng bậc nhất xứ Đoài mà còn "nổi như cồn" với nghề làm nhà cổ.

ngoi lang xu doai noi tieng nghe moc

Một ngôi nhà cổ ở xứ Đoài

1. Những nghệ nhân thợ mộc vang danh lục tỉnh miền Bắc

Theo phong tục tương truyền thì nghề mộc dân dụng, làm nhà gỗ truyền thống của cha ông Hương Ngải có cách đây 1000 năm. Những tay thợ mộc của làng nổi tiếng là khéo tay trong việc xây nhà, ít nơi nào sánh kịp. Ngoài kỹ thuật, mỹ thuật, người thợ Hương Ngải còn đúc kết được những chuẩn mực về nhà cổ, vì thế nhiều nơi trong xứ Đoài hễ chọn xem ngày tốt xấu để xây nhà hay tu sửa đình, chùa đều tìm đến.

Một số công trình tiêu biểu người thợ mộc Hương Ngải như phục hồi Nhà Thái Học ở Văn Miếu  Quốc Tử Giám, nhà cổ ở làng Đường Lâm, trùng tu chùa Đình Quán ở Từ Liêm, Hà Nội, cùng với đó là công trình các ngôi nhà cổ trong khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn... Họ cũng là “tác giả” của Chùa Triệu Khánh ở quận Hoàng Mai, chùa Tổng, đình Đông Lao, Chùa Hòe Nhai ở Hà Nội, chùa Cảng ở Hải Phòng…

Tích xưa kể lại, cách đây mấy trăm năm, triều đình mở cuộc thi dựng nhà 5 gian bằng cây chuối. Thợ nào làm nhanh nhất và đẹp nhất sẽ có thưởng và đem lại tiếng thơm cho làng xã. Khi ấy làng Hương Ngải có cụ Chánh mục họ Nguyễn tình nguyện tỉ thí tay nghề làm nhà với thiên hạ.

Trong một ngày, cụ vừa đi chặt chuối và tre để làm con xỏ kết nối, vừa dựng từng phần. Cụ Chánh mục làm nhanh và gọn gàng từng phần chỉnh đẹp. Thân cây chuối dựng tường nhà, còn mái lợp bằng lá chuối tước trên vườn. Ngôi nhà của cụ Chánh được chấm nhanh nhất, đẹp nhất, có thể ở luôn. Nhà vua thấy thế ban sắc phong cho cụ, khen thưởng tài dựng nhà đẹp. Truyền thống làm nghề thợ mộc của làng đã có tiếng khắp lục tỉnh miền Bắc.

Không những giỏi xây nhà mà những người thợ mộc tài hoa nơi đây cũng “hóa phép” khiến những thanh gỗ mộc mạc, vô tri vô giác trở thành những bức tranh sống động, với những họa tiết tỉ mỉ, độc đáo làm nên giá trị mỹ thuật thuận theo phong thủy nhà ở cho những ngôi nhà gỗ cổ truyền.

Một sản phẩm được làm ra là tâm huyết của một người, mỗi hoa văn trên sản phẩm là cái nhìn mỹ học của một người, tất cả không ai giống ai, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, không hoa văn nào giống hoa văn nào, nó là hơi thở của mỗi người làm mộc. Đó cũng chính là nét độc đáo làm nên mộc Hương Ngải.

Nhiều nghệ nhân cho rằng, tác phẩm chạm khắc đẹp, mềm mại và có hồn hay không phụ thuộc vào nét vẽ ban đầu của người nghệ nhân, từ đó sẽ được thợ khắc thành những hoa văn của ngôi nhà.

Ở Hương Ngải có nhiều người vài đời làm nghề mộc truyền thống. Đôi chân của họ đi khắp các tỉnh miền Bắc làm nhà gỗ. Hầu hết những người thợ mộc đều học đục từ khi còn rất nhỏ có khi từ 7 - 8 tuổi. Vì thế về Hương Ngải, hình ảnh những cậu bé hết buổi cắp sách tới trường đều miệt mài học đục trong những xưởng gỗ là điều không hiếm…

2. Nghề làm nhà gỗ cho các đại gia

Trong khôi phục và phát huy nền văn hóa dân tộc truyền thống, kiến trúc nhà gỗ truyền thống đóng vai trò quan trọng đối với phục hưng lại không gian văn hóa, các làng truyền thống đang bị mai một.

Khoảng 5 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều gia đình ở làng Hương Ngải tập trung đầu tư hàng trăm triệu đồng, thậm chí là cả tỷ đồng để sửa chữa và xây mới nhà ở theo kiến trúc cổ. Hiện nay ở làng còn lưu giữ hơn 100 ngôi nhà cổ được làm chủ yếu bằng gỗ mít do chính bàn tay của người thợ Hương Ngải làm ra.

Ở các địa phương khác nhiều đại gia làm biệt thự, cung điện nhưng họ vẫn muốn có nếp nhà gỗ để được sống trong một không gian truyền thống dân tộc. Mặc khác nhà bê tông thường nhanh lỗi mốt, còn nhà gỗ cổ truyền đã tồn tại hàng trăm năm, càng để lâu, giá trị nhà càng cao. Với họ, những ngôi nhà cổ truyền là một nét đẹp vĩnh cửu, một giá trị cần phải có trong bộ sư tập nhà cửa của mình.

Bên cạnh đó, không ít người thành đạt sẵn sàng chi gần chục tỷ đổng dựng nhà gỗ làm nhà thờ họ, báo đáp tổ tiên, cung tiến đình chùa... Đây là lý do nhà gỗ dù ngày càng đắt nhưng càng nhiều người về Hương Ngải đặt gỗ làm nhà và xin thợ đi xây. 

Hiện nay Hương Ngải có trên 200 cụ trên 70 tuổi đang truyền nghề và kinh nghiệm làm  nghề cho con cháu là cụ Nguyễn Ngọc Ngọ, Đỗ Văn Thông, Cấn Phan…

Hình thức truyền nghề cha truyền, con nối đã duy trì được nghề làm nhà gỗ và các đồ tượng phật, đồ sinh hoạt cao cấp bằng gỗ đồng thời phát triển thành những hiệp thợ chuyên nghiệp.

Kế tiếp lớp người sau tuổi đời 50 - 60 có khoảng 1000 người các thế hệ thợ mộc dân dụng, làm nhà gỗ truyền thống, đồ thờ có tay nghề cao đã qua đào tạo lớp thợ trẻ tới nay đã có trên 2000 lao động trẻ chuyên nghiệp làm nghề mộc cao cấp. Từ khi nghề mộc phát triển mạnh đời sống của người dân trong làng có chuyển biến rõ rệt mang lại đời sống ấm nó ấm cho người dân nơi đây.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC