Phong tục tập quán
 

Ngư dân Lý Sơn với phong tục thờ cá Ông


Cá Ông ở đây chính là cá Voi lưng xám mà theo ngư dân Lý Sơn là thần Nam Hải. Ngư dân Lý Sơn thường phối thờ Cá Ông cùng các vị thần khác đã giúp đỡ và phù hộ cho ngư dân no ấm.

Phong tục thờ cá Ông của ngư dân Lý Sơn

phong tuc tho ca ong cua ngu dan ly son

Ngư dân Lý Sơn với phong tục thờ cá Ông

Theo tục lệ thì ngư dân ở Lý Sơn nếu ai phát hiện được cá voi mắc cạn, tục gọi là "ông lụy" thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Dân làng còn lấy giấy đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy nước dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh suyễn. Xác cá được ngư dân Lý Sơn mai táng trong đụn cát gần biển. Người phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và dưới triều nhà Nguyễn còn được miễn sưu dịch 3 năm.

Hàng năm dân làng xem ngày tốt xấu và chọn ngày "ông lụy" (ngày cá Ông trôi vào bờ) làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông. Người địa phương Lý Sơn có câu: "Thấy ông vào làng như vàng vào tủ" vì theo tín ngưỡng này, Cá Ông lụy và trôi dạt vào làng nào, làng đó muôn đời ấm no, tai qua nạn khỏi.

Ba bốn năm sau khi chôn thì dân làng phải cải táng, thường làm vào mùa xuân sang hè rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với xương cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho xương cốt rã ra rồi mới đem vào hòm để đưa về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Khi tế cá thì dân làng cũng cúng các vong hồn ngư dân chết ngoài biển.

Sự thờ cúng cá Ông tạo ra một lễ hội trong đời sống văn hóa của ngư dân Lý Sơn. Lễ hội Nghinh Ông là dịp để người dân làm nghề biển thư giãn, lấy lại thăng bằng tâm linh sau những ngày lao động vất vả, đồng thời để tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật “thiêng" ở biển, mà trong tâm thức nhiều ngư dân vẫn chứa đựng một niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông khi gặp tai nạn. Có thể nói, ngày lễ hội Nghinh Ông là ngày tưng bừng đối với người dân vùng biển. Không khí náo nức, tràn trề hưng phấn bắt đầu khi chờ đợi “Ông lên vọi" ngoài khơi, khi thấy việc xin ông làm chứng đã hoàn tất qua động tác xin keo của ông chánh bái. Dọc đường đoàn ghe ra khơi nghinh ông trở về, hai bên bờ sông các ghe thuyền đều chăng kết hoa, bày lễ cúng và đốt pháo giòn giã. Ở tại nhà suốt ngày hôm ấy, các ngư dân mời mọc nhau, kể cả khách từ xa đến, cùng nhau ăn uống vui chơi, trò chuyện thân tình.

Nơi thờ cá Ông xem phong thủy thấy được gọi là miếu Ông, nhưng thông dụng nhất là Lăng ông. Việc thờ cá Ông được ngư dân Lý Sơn quan niệm như là một cách đền ơn đáp nghĩa theo luật nhân quả của đạo Phật, coi cá Ông như là một thứ thần hộ mạng giữa biển khơi đầy sóng gió. Niềm xác tín ấy được phản ánh trong nội dung các bài tế văn tế bằng Hán Nôm, trong các bài hát bả trạo (còn gọi là hát đưa linh) và cả trong một số bài vè lưu hành trong cư dân ven biển. Nếu như trong các văn tế nghinh ông của các ngư dân miền Trung nghiêng về phần ngợi ca và gởi gắm niềm tin ở Ông về việc cứu người cứu thuyền trong cơn lâm nạn, thì nội dung văn tế trong nghinh ông từ Bà Rịa trở vào đến Cà Mau, Hà Tiên thường nhấn mạnh đến sự "phù hộ của ông" để cho được mùa đánh bắt, tôm cá đầy khoang, ghe thuyền ra khơi vào lộng an toàn.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC