Phong tục tập quán
 

Tại sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật


Bạn vẫn thường nghe thấy người ta gọi tháng Chạp là tháng củ mật. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc tại sao gọi là tháng củ mật mà không phải củ khác, củ cải chẳng hạn? Vậy, củ mật là củ gì? Tại sao gọi tháng Chạp là tháng củ mật? Chúng ta cùng tìm hiểu phong tục này nhé!

Củ mật là củ gì?

Từ “củ mật” trong “tháng củ mật” có nghĩa là gì vậy? Thoạt nhìn, chắc ai cũng nghĩ từ ngày chắc chắn là từ thuần Việt. Đó là hoàn toàn chỉ là theo cảm tính, vì nếu thử đố một ai đó giải thích xem tại sao lại gọi là “củ mật” thì chắc là cũng “bí”.

Thực ra thì không có thứ củ nào trên đời tên là "củ mật" cả, có chăng chỉ là một thứ củ nào đó được ghép với từ "mật", như củ "khoai" mật mà thôi.

Còn củ mật thực chất là từ Hán Việt, trong đó "Củ" có nghĩa là đốc trách, xem xét. Người xưa thường nói "củ sát" - tức là kiểm soát theo cách nói ngày nay.

Còn "mật" được dùng trong "cẩn mật", ý chỉ sự kín đáo, không để lộ. Vậy, "củ mật" ở đây mang nghĩa "củ sát cẩn mật" - kiểm soát cẩn thận.

Trong tiếng Hán, “củ” có nghĩa là “đốc sát” (xem xét, kiểm tra), còn “soát”, theo đúng âm tiếng Hán là “sát”, có nghĩa là “xem xét, điều tra”. “Củ sát” theo tiếng Hán có nghĩa là “người lo giữ trật tự trong một đám đông”. Từ “củ sát” được du nhập vào tiếng Việt từ lâu với âm đọc “củ soát”.

Hiện giờ trong tiếng Việt, “củ soát” thuộc về lớp từ cổ, từ cũ, không còn được dùng nữa. Trước đây, ngoài nghĩa “xem xét, kiểm tra xem có điều gì bất thường hay không” ra, nó còn có nghĩa là “xem xét cẩn thận để xem có đúng hay không”, như “củ soát bản đánh máy” (để xem có lỗi hay không).

Cách nói rút gọn “củ soát nghiêm mật” thành “củ mật” cũng tương tự như các kiểu rút gọn “chỉnh đốn huấn luyện” thành “chỉnh huấn”, “giao thông liên lạc” thành “giao liên”,…

Tại sao tháng Chạp lại là “tháng củ mật”?

thang-cu-mat

Tháng Chạp là tháng mà nhiều người quan niệm rằng hay gặp xui xẻo, dễ mất mát tiền của, hay bị “tai bay vạ gió”. Cũng chính vì lý do đó, các cụ thường gọi tháng Chạp là “tháng củ mật”.

Ngày xưa, đến tháng này, quan lại các cấp thường hay nhắc nhở người dân phải cẩn thận đề phòng, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để ngăn ngừa đạo chích.

Nguyên nhân cũng vì đây là tháng dễ xảy ra mất trộm nhất. Tháng Chạp là tháng sát Tết, ai cũng bận bù đầu, phải đi lại thường xuyên, thức khuya dậy sớm... nên thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, và đặc biệt là cực kỳ buồn ngủ.

Hầu hết cứ xong việc đặt lưng là ngủ say, nhiều khi ngồi còn ngủ gật, cửa nẻo đôi khi quên khóa, xe quên cho vào nhà, đồ đạc, quần áo phơi phóng quên cất dọn...

Chưa kể, cuối năm là thời điểm chúng ta dễ tụ bạ nhậu nhẹt, ăn uống vui chơi quá đà, dễ dẫn đến cảnh say rượu, bù khú sa đà không chú ý, cảnh giác như thường ngày. Nhu cầu mua sắm, hội họp bạn bè ngày giáp Tết tăng, thường xuyên mang nhiều tiền trong người.

Vì vậy, nếu lơ là một chút sẽ tạo cơ hội “ngàn vàng” cho đạo chích lộng hành, việc mất tiền, mất của rất dễ xảy ra. Đạo chích tháng này cũng hoạt động “hết công suất” để có một cái Tết no ấm, đầy đủ nên việc mất trộm sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

Bạn đọc có thể xem tu vi 2019 chi tiết cho từng tuổi tại đây.

Loading...

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

 

DANH SÁCH CHUYÊN MỤC

DANH MỤC