Cúng ông Công ông Táo, theo phong tục tập quán Việt Nam ta từ xưa cho đến nay, là một trong những nghi lễ ngày Tết quan trọng không thể thiếu trong đời sống văn hoá tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc về cúng Táo Quân giờ nào, cúng ông Công ông Táo ở đâu cho đúng.
Ngày 23 tháng Chạp theo lich am hàng năm là ngày Táo Quân về chầu trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế về những điều mắt thấy tai nghe ở trần gian. Vì thế, vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo với những lễ vật và quy trình bài bản nhất.
Xem giờ hoàng đạo, chọn giờ đẹp cúng ông Công ông Táo
Theo phong thuy, bàn thờ cúng Táo Quân phải được đặt gần phía bếp. Lễ vật để cúng Táo Quân bao gồm: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc, trong đó có 2 mũ đàn ông, một mũ đàn bà...
Theo chuyên gia phong thủy LichVanSu, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
Theo truyền thống của người Việt Nam, lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành từ chiều 22, hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, muộn nhất là 12h ngày 23.
Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.
Giờ hoàng đạo cúng ông Công ông Táo thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình. Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.
Bạn đọc có thể xem tử vi 2022 chi tiết cho từng tuổi để biết được trong năm mới mình và các thành viên trong gia đình cần phòng tránh những điều gì nhé.
Xem thêm:
>>> Sự tích Táo Quân, nguồn gốc và phong tục thờ cúng
>>> Văn khấn cúng Tết Ông Công Ông Táo 23 tháng chạp
>>> Cách bày mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất
>>> Cúng ông Công ông Táo về trời vào giờ nào đẹp nhất?
Lịch vạn niên – Lịch âm dương – Xem ngày tốt xấu - Xem giờ tốt - Xem ngày cưới - Vận hạn 2024
Tử vi 2024 – Xông đất 2024 – Tử vi trọn đời - Tử vi 12 cung hoàng đạo - Tử vi 12 con giáp
Bói tên –
Bói chữ cái đầu tên bạn –
Bói tên theo tiếng nước ngoài –
Đoán tên người yêu
Bói tình yêu –
Xem tuổi vợ chồng –
Bói tình duyên theo nhóm máu
Bói bài tây –
Bói bài tình yêu -
Bói bài ngày tốt xấu -
Bói ngày sinh qua lá bài
Bói ngày sinh -
Bói số điện thoại –
Bói Kiều –
Bói điểm thi
Xem tướng – Xem bói nốt ruồi - Bói nốt ruồi trên cơ thể đàn ông – Bói nốt ruồi trên cơ thể phụ nữ - Bói nốt ruồi trên bàn tay